cover-loi-thi-cong-cong-trinh-AICJSC
02
Feb

Những Lỗi Thi Công Thường Gặp Phải Khi Xây Dựng Nhà Cửa

Những lỗi thi công nội thất hường gặp phải? Đây chắc chắn là câu hỏi mà không chỉ dân chuyên ngành. Mà cả các gia chủ khi tiến hành xây dựng một công trình nhà ở. Hay công trình về thương mại thường hay đặt ra và muốn tìm hiểu những nguyên nhân chính của nó. Trong bài viết này, AIC JSC sẽ liệt kê ra những lỗi thi công chính yếu hay gặp phải khi thi công và thiết kế nội thất nhé.

Thi công trái phép

1-thu-tuc-cap-giay-phep-xay-dung-nha-o-rieng-le-nhu-the-nao-AICJSC
Thủ tục cấp giấy phép thi công xây dựng

Trong mọi công trình, trước khi đào móng, chúng ta đều phải lưu ý đến giấy phép thi công. Việc có giấy phép thi công sẽ giúp chủ nhà tránh khỏi một vài những vấn đề sau:

  • Công trình chưa có giấy phép sẽ bị đình chỉ thiết kế thi công nhà với khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Hoặc trong trường hợp xấu hơn có thể bị bắt tháo dỡ toàn bộ.
  • Có giấy phép nhưng xây sai với kết cấu trên bản vẽ. Trường hợp này cũng bị yêu cầu tháo dỡ phần sai và không được hoàn công công trình.

Do đó, lời khuyên chân thành cho các gia chủ là ta nên có đầy đủ giấy phép trước khi thi công thiết kế nội thất.

Không có bản vẽ thiết kế thi công nhà

2-ban-ve-thiet-ke-truoc-khi-xay-nha-AICJSC
Bản vẽ thi công thiết kế nội thất

Một số gia chủ, vì tiết kiệm, nên không đầu tư cho phần thi công nội thất nhà trước khi xây. Do đó, việc này đã làm ảnh hưởng nhiều đến công trình nhà đẹp, như:

  • Không đảm bảo về phần kết cấu: Các sự cố về lún, lệch, nghiêng; nứt sàn, dầm, tường. Hoặc xấu hơn là có thể dẫn đến sập nhà.
  • Công năng bố trí chưa được phù hợp: Điều này vừa gây lãng phí (vật tư, công thợ). Vừa làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của gia chủ.
  • Thẩm mỹ: Gia chủ sẽ không hình dung được ngôi nhà của mình. Khi xây xong, công trình có thể sẽ không phù hợp với nguyên tắc thẩm mỹ riêng của họ.

Vì thế, hãy chi ra một khoảng tiền, để các gia chủ sẽ có được những ngôi nhà như mong muốn nhé.

Sập nhà trong khi thi công thiết kế nội thất

Thi công thiết kết
Sập nhà trong khi thi công thiết kế nội thất

Những nguyên nhân dẫn đến vấn đề nghiêm trọng này:

  • Kích thước móng, cột, dầm của thiết kế cho công trình nhà 2 tầng. Nhưng gia chủ lại xây cho kết cấu nhà 4 tầng.
  • Cây chống sàn có kích thước nhỏ (chủ thầu có thể đã sử dụng cây cừ tràm nhỏ và chống thưa)
  • Do kích thước chống sàn nhỏ nhưng chủ nhà lại nâng chiều dày sàn hơn nhiều chiều dày của bản thiết kế.
  • Do thép đặt sai vị trí kết cấu của công trình.

Từ những nguyên nhân nêu trên, ta có thể hình thành nên một số giải pháp:

  • Chủ nhà nên thuê kỹ sư tính toán và thiết kế đúng kích thước kết cấu bê tông, cốt thép.
  • Gia chủ cũng có thể thuê từng đơn vị xây dựng riêng cho từng hạng mục thiết kế thi công nhà.
  • Không tự ý thay đổi kết cấu nhà mà chưa có sự cân nhắc và tính toán lại. Hoặc khi chưa có sự đồng ý của kỹ sư xây dựng.
  • Hoặc trước khi xây dựng, các gia chủ nên hỏi thăm kinh nghiệm trong việc lựa chọn một nhà thầu uy tín thông qua thi công nội thất trọn gói sẽ giúp gia chủ phần nào hài lòng với ngôi nhà thân yêu của mình hơn.

Tường công trình bị nứt khi đang thiết kế thi công nhà

Tường bị nứt luôn là một vấn đề xảy ra ở hầu hết các công trình. Lỗi này thường không bị phát hiện ở thời điểm bàn giao. Mà các gia chủ sẽ bắt gặp trong khoảng thời gian sống sau đó. Nứt tường ở công trình thường bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân:

  • Vết nứt chân chim: thường gây ra do kỹ thuật tô trát không đều. Tường khô mà thợ vẫn tô, không trộn hồ đều, hồ tô mỏng, phần tường ở chỗ nắng nhiều.
  • Nứt mép tiếp giáp tường: xảy ra giữa các tường và cột. Nguyên nhân chính là do quá trình thi công, thợ không hoặc không đặt đủ thép râu neo.
  • Nứt ở mép tiếp giáp tường da đà: do không xử lý hồ dầu và ẩm đúng. Hoặc quá trình xây không thực hiện đúng theo quy cách. Như xây xiên, xây công bằng gạch thẻ, gạch đinh, gạch trống. Nó đã dẫn tới khi đông cứng, hồ xây và trát co ngót mọt gây nứt.
  • Mép cửa ra vào, cửa sổ có hiện tượng nứt: do đà lăn tô cửa không được dài. Hoặc do đoạn neo nối giữa hai bờ tường không đủ dài. Hay sử dụng, gia chủ đóng, mở cửa quá mạnh.
  • Vết nứt xiên trên tường: thường xuất hiện ở một góc tường. Và theo thời gian, nó loang rộng ra các bờ tường lân cận. Nguyên nhân được cho là dẫn đến sự việc này là nhà đang có dấu hiệu của sự sụt lún. 
4-cach-sua-chua-va-xu-ly-vet-nut-tuong-nha-AICJSC
Tường công trình bị nứt khi đang thiết kế thi công nhà

Từ những nguyên nhân gây nứt bên trên, AIC JSC mời bạn đọc thêm “7 Giải Pháp Khắc Phục Tường Nứt“, để có được những cách khắc phục hữu hiệu nhất tình trạng đáng lưu tâm này.

Mất thẩm mỹ vì mặt tường bị bong tróc khi thiết kế thi công nội thất

Lỗi bong tróc cũng là một trong những lỗi thi công thường gặp phải, nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Vữa trộn không đúng tỷ lệ (quá nhiều cát hoặc quá nhiều xi măng).
  • Do sử dụng nhiều phải cát bẩn có lẫn nhiều tạp chất (đất sét, sạn, dầu phèn, …)
  • Trộn vữa không đều, tỷ lệ nước nhiều hơn so với bình thường.
  • Sử dụng vữa đá trộn quá  tiếng đồng hồ. Vữa trát khô dễ ghê bong tróc.
5-bong-troc-tuong-AICJSC
Mất thẩm mỹ vì mặt tường bị bong tróc khi thiết kế thi công nội thất

Để độ thẩm mỹ được cao hơn, không bị gây ra bởi bong tróc. Chúng ta có những giải pháp sau đây:

  • Trộn vữa trong thùng hoặc xô theo đúng tỷ lệ xây dựng. Tỉ lệ thông thường sẽ là  xi măng, 4 cát, vữa tô và trát tỉ lệ là 1 xi măng, 5 cát. 
  • Không sử dụng vữa đã được trộn quá 2 tiếng đồng hồ và ướng chừng vừa đủ khi xây.
  • Sử dụng cát và xi măng xây dựng chất lượng. 

Lỗi gây nứt bê tông khi đang thi công thiết kế nội thất

  • Bê tông có độ nén cao (lớn hơn 300kg/cm2).
  • Sử dụng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt quá quy định cho phép.
  • Đổ bê tông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
  • Bê tông sau khi đổ được bảo dưỡng kém.
6-nut-be-tong-AICJSC
Lỗi gây nứt bê tông khi đang thi công thiết kế nội thất

Sàn bê tông nứt không những gây mất mỹ quan công trình. Mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của gia chủ và những người ở trong công trình đó. Do vậy, ta nên cần thực hiện một số giải pháp sau để khắc phục sự cố này:

  • Sử dụng bê tông có đội nén thấp (nên dùng loại 200kg/cm2).
  • Hạn chế sử dụng hóa chất đông cứng nhanh, nên để khô cứng tự nhiên.
  • Khi đổ bê tông nên đổ vào ban đêm và bao dưỡng ngay tại thời điểm đổ.
  • Khi cạnh sàn quá dài (trên 40cm).

Một số lỗi gây ảnh hưởng tuổi thọ công trình

7-tuoi-tho-cong-trinh-AICJSC
Một số lỗi gây ảnh hưởng tuổi thọ công trình
  • Chủ nhà không quan tâm đến tuổi thị công trình.
  • Chủ nhà tự theo dõi công trình xây dựng nhưng không có kiến thức về tuổi thọ công trình.
  • Nhà thầu chịu trách nhiệm công trình còn thiếu kinh nghiệm và kém trong kỹ thuật thi công.
  • Thép rỉ những vẫn tiến hành đổ bê tông, dễ gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Lớp bảo vệ bê tông mỏng hoặc do không có lớp bảo vệ bê tông.
  • Kêt cấu công trình không đạt chất lượng ngay từ đầu.

Trên đây là những chia sẻ về “Những Lỗi Thi Công Thường Gặp Phải Khi Xây Dựng Nhà Cửa”. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có được những hiểu biết về những lỗi có thể xảy ra khi tiến hành thi công.

Trong tương lai, nếu như bạn có những nhu cầu về thiết kế xây dựng. Và không muốn gặp phải những vấn đề bất trắc như vậy. Hãy liên hệ ngay với AIC JSC qua số Hotline 0901 744 489 này nhé.