vat lieu chong tham
10
Jul

Biện Pháp Chống Thấm Hiệu Quả

“Biện pháp chống thấm hiệu quả?”. Luôn là một câu hỏi được đặt ra cho các KTS và kỹ sư XD trong tất cả công trình. Đặc biệt là ở các công trình lớn và có nhiều kết cấu phức tạp. Bài viết dưới đây, mời bạn cùng AIC JSC tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra thấm dột. Và sau đó, chúng ta sẽ tham khảo qua một vài biện pháp chống thấm hiệu quả nhé.

Nguyên nhân xảy ra thấm dột

Thấm dột là một trong những vấn đề gây nhức nhối cho hầu hết các gia chủ. Nó không những gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân của vấn đề này thường đến từ đâu? Theo kinh nghiệm cùng những tham khảo kiến thức ngành, AIC JSC liệt kê cho bạn các nguyên nhân sau:

  • Thấm nước từ mái nhà: Nguyên nhân có thể từ các ống thoát nước, hộp kỹ thuật, góc và giáp lai tường hay rãnh nước.
  • Thấm từ nứt cổ trần: Vào những ngày mưa to, tại những vết rạn cổ trẩn lớn, nước dễ dàng chảy vào. Và lâu ngày, nó sẽ tạo ra thấm dột.
  • Thấm nước từ sàn nhà vệ sinh: Nguyên nhân được cho là đến từ các ống thoát nước, hộp kỹ thuật hay chân tường rạn nứt.
  • Tường ngoài bị nứt chân chim. Một vài trường hợp do thủng đường ống nước âm trong tường.
  • Hoặc một nguyên nhân chủ quan khác: Do thiết kế không dự tính được độ chênh của sàn nhà và sàn nhà vệ sinh hay với sàn ban công.

Biện pháp chống thấm hiệu quả

Từ những nguyên nhân nêu trên, chúng ta có thể nhận ra một điều. Thiết kế ngoài tập trung vào tính thẩm mỹ ra, thì yếu tố bền và chắc theo thời gian cũng rất quan trọng. Một công trình chất lượng thì tuyệt nhiên những vấn đề như thấm dột không nên xảy ra. Do vậy, AIC JSC chúng tôi luôn có những biện pháp chống thấm hiệu quả nhất cho khách. Rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá khứ cùng những tham khảo các ý kiến từ chuyên gia. AIC sẽ liệt kê ra cho bạn các giải pháp chống thấm sau đây:

  • Kiểm tra các đường ống nước âm tường, âm đất một cách kỹ lưỡng trước khi xây lấp.
  • Xem xét kỹ các mái hiên, khu vực sân thượng. Để đảm bảo có thể sử dụng bền lâu (40 – 50 năm), tốt nhất ta nên sử dụng màng chống thấm dày trên 3 mm. Đồng thời, ta cũng nên dán vén lên chân tường 15 – 20 cm. Ở những vị trí hộp kỹ thuật, ta nên cán lớp vữa chống thấm thành 2 lớp lên ống thoát sàn. Sau đó, dùng vữa trát chống thấm để hoàn thiện lại mặt bằng sàn.
  • Ở khu vực các phòng vệ sinh, ta cũng thực hiện các bước tương tự như trên sân thượng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng ta nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công.
  • Sử dụng các màng chống thấm ở các vị trí giáp lai của hai tường nhà. Sau đó, ta sẽ dùng vữa chống thấm đàn hồi giúp không rạn nứt cho việc hoàn thiện.

Hoặc:

  • Với rạn nứt cổ trần, ta sẽ đục lỗ vết nứt rộng ra 3 – 4 cm. Ta vệ sinh sạch sẽ, quét lớp hồ latex để kết nối và sau đó trát hai lớp vữa chống thấm phủ lên. Khi lớp vữa khô, ta lăn lớp sơn chống thấm CT-04 và đợi khô sau 30 phút nữa rồi sơn tiếp lớp 2.
  • Trong trường hợp của những vết nứt chân chim, ta vệ sinh sạch sẽ xung quanh vết nứt. Sau đó, ta sẽ dùng rulo lăn thành 2 lớp chống thấm CT-03. Sau 2 ngày, ta sẽ sơn tiếp lớp chống thấm đàn hồi CT-04. Lớp CT-04 này có tác dụng chống các tia cực tím và tránh cho tường vị tái nứt về sau.
  • Bên cạnh đó, ta có thể dùng vữa composite. Vật liệu này có những tính năng vượt trội để chống thấm cho các loại bể chứa lớn. Và nó cũng có thể làm đế lót cho các sàn ban công, mái hiên hay sân vườn.

Những lưu ý để đảm bảo thêm cho tình bền lâu

Bên cạnh đó, AIC JSC cũng có những lưu ý thêm cho bạn để đảm bảo tính bền lâu:

  • AIC khuyên bạn cần phải tiến hành kiểm tra thường xuyên các đường ống. Hay khi có dấu hiệu của việc rò rỉ, chúng ta cần thực hiện các biện khác trên để khắc phục ngay.
  • Chúng ta cần tiến hành kiểm tra định kỳ ở ống thoát nước trong nhà vệ sinh, sê nô, … tránh gây ứ đọng. Những chỗ giáp lai tường, sàn, trần có các thiết bị dẫn, chứa nước cũng nên đặc biệt chú ý. Bởi vì, ở những vị trí này thường dễ bị rạn nứt và gây thấm cho công trình.
  • Bên cạnh đó, khi sử dụng vật liệu chống thấm, gia chủ cũng nên nghe theo những tư vấn của KTS. Bởi vì, mỗi loại công trình có các loại tiêu chuẩn riêng nên nó cũng có các yêu cầu chống thấm riêng.
  • Ở phần mái nhà, ta cần phải tính toán tỉ mỉ khi thiết kế thi công. Đặc biệt là ở phần độ dốc mái phải tính toán như thế nào để nước thoát được nhanh nhất. Về cấu tạo, thì ta luôn phải có lớp chống thấm cho sàn mái hay sàn nhà vệ sinh.
  • Chủ đầu tư cũng nên chọn các đơn vị thiết kế và thi công có kinh nghiệm. Với AIC JSC, thì không bao giờ để những tình trạng thấm dột xảy ra với khách hàng của mình.

Từ AIC JSC chúng tôi:

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc qua bài viết trên! Nếu có những nhu cầu về giải pháp trong thiết kế hay xây dựng, hãy liên hệ qua số Hotline 0901 744 489 này nhé! AIC JSC chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn để kiến tạo nên những công trình như mong ước.

>>> Xem thêm: 7 Giải Pháp Khắc Phục Tường Nứt