thiết kế văn phòng tại nhà máy
20
Apr

Thiết Kế Văn Phòng Tại Nhà Máy

Trong những năm gần đây, xu hướng đưa văn phòng vào khu vực sản xuất đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Việc sử dụng không gian trong nhà máy để đặt văn phòng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thiết kế văn phòng tại nhà máy lại đòi hỏi sự cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng hơn. Khi so với việc thiết kế văn phòng trong một tòa nhà thương mại.


 

Văn phòng tại nhà máy theo phong cách Industrial
Khu pantry tại nhà máy theo phong cách Art Deco
Phòng họp tại nhà máy theo phong cách hiện đại

THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG TẠI NHÀ MÁY

GIỚI THIỆU 

Thiết kế văn phòng tại nhà máy đòi hỏi phải đảm bảo sự an toàn và tiện lợi cho người lao động. Tuy nhiên, không gian tại nhà máy thường hạn chế về diện tích, độ cao và cấu trúc kiến trúc.

Không gian văn phòng tại nhà máy theo phong cách Industrial

Khu pantry tại nhà máy theo phong cách Industrial

>>> Xem thêm: “Xu Hướng Thiết Kế Văn Phòng Tối Giản Không Bao Giờ Lỗi Mốt”

ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA VĂN PHÒNG TẠI NHÀ MÁY

ƯU ĐIỂM

Thiết kế văn phòng tại nhà máy là một giải pháp khá phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất. Một số lợi ích của thiết kế văn phòng tại nhà máy bao gồm:

Văn phòng tại nhà máy với diện tích trên 500m2, theo phong cách Industrial

Tiết kiệm chi phí thuê văn phòng

Với việc thiết kế văn phòng tại nhà máy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí thuê văn phòng tại các tòa nhà thương mại. Nhờ đó, có thể đầu tư nhiều hơn vào hoạt động sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tối ưu hóa không gian

Tận dụng tối đa không gian có sẵn. Để tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả. Điều này giúp tăng cường sự kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp

Văn phòng tại nhà máy theo phong cách Industrial
Khu tiếp khách theo phong cách Art Deco

Giảm thiểu thời gian di chuyển

Nhân viên có thể tiết kiệm thời gian di chuyển giữa các khu vực. Từ đó, giúp tăng cường sự linh hoạt trong công việc và nâng cao sản xuất.

Tăng cường kiểm soát và quản lý

Nhân viên trong văn phòng có thể dễ dàng theo dõi và giám sát quá trình sản xuất. Đồng thời có thể phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất.

Văn phòng kết hợp xưởng may thực tế
Văn phòng tại nhà máy kết hợp cây xanh

Tăng cường sự tương tác

Nhân viên có cơ hội để tương tác với nhau và trao đổi công việc một cách dễ dàng hơn. Việc này sẽ giúp tăng cường sự gắn kết và tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên.

NHƯỢC ĐIỂM

Giới hạn không gian

Việc thiết kế văn phòng tại nhà máy sẽ giới hạn không gian của văn phòng, nếu diện tích nhỏ. Do đó, nhân viên sẽ phải tiếp xúc với môi trường sản xuất.

Nhược điểm không gian trong văn phòng tại nhà máy

Khó khăn trong việc quản lý

Đòi hỏi sự quản lý khá khó khăn từ phía nhà quản lý.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả văn phòng, cần có các chính sách và quy định rõ ràng. Nhằm để quản lý hoạt động của văn phòng.

Tiếng ồn – mùi hôi

Việc thiết kế văn phòng tại nhà máy lúc nào cũng phải ưu tiên hạn chế tiếng ồn.
Vì vậy, các kiến trúc sư và kỹ sư phải suy nghĩ và thực hiện kĩ càng quá trình lựa chọn các vật liệu hạn chế tiếng ồn và mùi hôi.

Bông khoáng chống ồn

+ Bông khoáng

Một loại vật liệu chống ồn hiệu quả được sử dụng phổ biến trong thiết kế văn phòng. Bông khoáng được làm từ sợi thủy tinh và khoáng đá, có khả năng hấp thụ âm thanh. Từ đó, giảm độ ồn trong công việc.

+ Ván xốp XPS

Là một loại vật liệu được làm từ nhựa xốp và có khả năng hấp thụ âm thanh tốt. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng chống cháy và chịu nước.

Ván xốp XPS chống ồn
Vải thủy tinh chống ồn

+ Vải thủy tinh

Là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong thiết kế văn phòn. Để giảm độ ồn và làm giảm sự phản xạ âm thanh.

Thường được sử dụng để làm màn che hoặc lớp vải đệm trên tường.

+ Thạch cao

Có khả năng hấp thụ âm thanh tốt.
Có thể được sử dụng để làm tấm trần hoặc vách ngăn.

Tường thạch cao chống ồn
>>> Xem thêm: "Top Vật Liệu Thiết Kế Nội Thất Văn Phòng Ưa Chuộng Hiện Nay"

YẾU TỐ CẦN LƯU Ý

Để đảm bảo được sự an toàn và tiện lợi cho người lao động trong quá trình làm việc, việc thiết kế văn phòng tại nhà máy đòi hỏi người thiết kế phải tìm cách tối ưu hóa không gian và tạo ra sự thoải mái cho người làm việc. Các yếu tố cần lưu ý khi thiết kế văn phòng tại nhà máy bao gồm:

Không gian văn phòng tại nhà máy

Không gian

Với không gian hạn chế tại nhà máy, người thiết kế cần tìm cách tối đa hóa diện tích và sắp xếp các khu vực làm việc hợp lý. Đồng thời, cần đảm bảo không gian làm việc đủ rộng và thoải mái để người lao động có thể làm việc hiệu quả.

Không gian khu tiếp khách tại nhà máy
 

Ánh sáng

Cần đảm bảo các khu vực làm việc có đủ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo đủ mạnh để người làm việc có thể làm việc hiệu quả và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, trong văn phòng, nên sử dụng đèn LED với cường độ ánh sáng từ 500 – 1000 lux. Để đảm bảo bảo vệ mắt và tập trung hơn trong công việc.

Ánh sáng bố trí hợp lý trong văn phòng
 
Ánh sáng bố trí hợp lý trong văn phòng
Hệ thống điện hợp lý trong văn phòng

Hệ thống điện

Cần đảm bảo hệ thống điện đủ mạnh và an toàn để đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục và không gây nguy hiểm.

Điện trong văn phòng thường sử dụng điện áp 220Vtần số 50Hz.

Hệ thống thông gió

Trong quá trình làm việc, sẽ có khói, bụi và mùi hóa chất phát sinh.

Cần đảm bảo hệ thống đủ mạnh để giảm thiểu tác động của các chất độc hại đến sức khỏe người lao động.

Văn phòng tại nhà máy

Văn phòng tại nhà máy

Văn phòng tại nhà máy

Văn phòng tại nhà máy

Văn phòng tại nhà máy

*These images are the concept design on Behance 

Với một vài thông tin hữu ích về văn phòng tại nhà máy , hy vọng AIC đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn. Đừng ngần ngại liên hệ với AIC JSC qua Hotline 090 2526 355 hoặc inbox Fanpage để thay mới không gian văn phòng của bạn nhé !